Hỗ trợ online
  • Kinh Doanh
  •   0913211422
      0908652122
  • Quản Lý
  •   0919456507
  • Skype : [email protected]
  • Phone : 0919456507
  • Phone : 0865511156
  • BÁN HÀNG
  • Phone : 0939260215
Fanpage
Thống kê
  •   Đang online
    28
  •   Hôm nay
    256
  •   Hôm qua
    246
  •   Tổng truy cập
    213709
  •   Tổng sản phẩm
    29
  • 0 - 700,000 VNĐ        

    Hiệu quả lớn từ liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo

    Tọa đàm phát triển mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

    Tọa đàm phát triển mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

    Mô hình liên kết SX và tiêu thụ lúa gạo do Bộ NN-PTNT triển khai từ năm 2010 là phương thức SX theo hướng phát triển bền vững cho cả DN và nông dân.

    Nhiều năm qua việc thực hiện mô hình liên kết SX và tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL đã đem lại hiệu quả to lớn. Đó là chất lượng và giá trị lúa gạo của Việt Nam đã từng bước được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt, lúa gạo được sản xuất trong mô hình liên kết thường không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

    Chính quyền và nông dân ở các địa phương đều muốn có nhiều doanh nghiệp triển khai mô hình này, để nông dân có thu nhập cao, ổn định. Thời gian qua đa số các DN cũng muốn mở rộng phát triển mô hình liên kết để chủ động nguồn hàng chất lượng cao cung cấp cho thị trường một cách bền vững.

    PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ) nhận xét: SX lúa gạo mà có sự liên kết giữa 4 nhà là tốt nhất, nhưng quan trọng nhất vẫn sự liên kết bền vững giữa người sản xuất và DN sẽ mang lại lợi ích hài hòa cho tất cả các bên.

    Khi chuỗi lúa gạo của chúng ta đã hình thành liên kết không chỉ giúp DN xây dựng vùng nguyên liệu ổn định về số lượng và chất lượng mà còn tháo gỡ bài toán khó cho nông dân về chi phí SX và đầu ra cho lúa gạo.

    Đây chính là nền tảng vững chắc để tăng thu nhập cho người trồng lúa, góp phần đẩy mạnh và nâng cao giá trị lúa gạo trên thị trường. Đồng thời là tiền đề quan trọng để thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo tại Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung phát triển bền vững lâu dài.

    Ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ cho biết: Hiện nay, nông dân SX lúa gạo trên địa bàn khá thuận lợi vì đã có nhiều DN đứng ra liên kết với nông dân và HTX để cung cấp đầu vào và thu mua sản phẩm đầu ra.

    Cụ thể như: DNTN Hiếu Nhân, DNTN Trung Thạnh, Cty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, Cty TNHH Nông sản Vinacam Cờ Đỏ, Cty Nông trường sông Hậu, Cty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, DNTN Thắng Lợi 2… với hình thức thu mua cao hơn giá thị trường từ 100-150 đồng/kg. Lợi nhuận thu được từ việc thực hiện cánh đồng lớn cao hơn ngoài mô hình 2-2,8 triệu đồng, do áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên giá thành SX giảm so với nông dân ngoài từ 180-300 đồng/kg.

    Nhiều năm qua việc thực hiện mô hình liên kết SX và tiêu thụ lúa gạo ở TP. Cần Thơ đã đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

    Nhiều năm qua việc thực hiện mô hình liên kết SX và tiêu thụ lúa gạo ở TP. Cần Thơ đã đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

    Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Cty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết: Gần 10 năm nay Cty triển khai mô hình liên kết SX lúa gạo trong cánh đồng lớn ở các tỉnh ĐBSCL đều đem lại kết quả cao.

    Trước mắt nông dân được Cty hỗ trợ VTNN đầu vào và bao tiêu đầu ra, chính vì vậy họ yên tâm sản xuất chú trọng về chất lượng giúp việc xuất khẩu của Cty khá thuận lợi. Bình quân mỗi năm Cty xuất khẩu khoảng 150.000 tấn gạo, chỉ đáp ứng khoảng 40% cánh đồng lớn ở ĐBSCL.

    Theo ông Bình, hiện trong nước có hơn 200 DN xuất khẩu lúa gạo, nhưng khó nhất hiện nay có rất ít DN đứng ra liên kết bao tiêu lúa gạo cho nông dân, vì đa phần các DN không đủ nguồn lực tài chính đứng ra liên kết. Nếu liên kết thì DN phải lo toàn bộ đầu vào cho nông dân và có trách nhiệm bao tiêu sản phẩm đầu ra, giá có thể cao hơn vài trăm đồng/kg so với bên ngoài.

    Đặc biệt hơn trong thời gian qua thông qua dự án VnSAT Cần Thơ đã hỗ trợ nông dân nhiều mặt về kỹ thuật tiên tiến để áp dụng SX trong cánh đồng lớn giúp tăng năng suất, giảm chi phí tối đa. Đồng thời giúp DN quan tâm, liên kết với nông dân và HTX tốt hơn để cung ứng VTNN đầu vào, tiêu thụ sản phẩm.

    Đến nay các cánh đồng lớn đều cho kết quả theo hướng tích cực đó là năng suất, chất lượng lúa cao hơn làm riêng lẻ, giá thành SX thấp. Sự liên kết tiêu thụ với DN tốt hơn tập quán làm riêng lẻ, năng suất giá cả đều cao, tiêu thụ lúa ổn định hơn.

    LÊ HOÀNG VŨ

    TIN TỨC KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm